Sàn phẳng là một loại sàn bê tông cốt thép được ứng dụng rộng rãi trong các công trình cao tầng như trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện,… Mẫu sàn này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sàn dầm truyền thống. Trong bài viết dưới đây, Xưởng sản xuất Sàn hộp Châu Âu sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin chi tiết về loại sàn phẳng không dầm này.
1. Sàn phẳng không dầm trong kết cấu là gì
Sàn phẳng còn được biết đến với tên gọi khác là sàn không dầm, sàn vượt nhịp lớn hoặc sàn nấm. Theo thuật ngữ xây dựng, đây là mẫu sàn bê tông cốt thép hai phương toàn khối không sử dụng dầm cao. Sàn phẳng bê tông cốt thép chịu lực theo một hoặc hai phương và được kê trực tiếp lên cột hoặc tường chịu lực.
Loại sàn này có kết cấu đơn giản hơn so với sàn dầm truyền thống. Cụ thể, kết cấu của sàn dầm thường bao gồm các phần chính sau:
- Một tấm thép lưới nằm ở trên bề mặt của sàn
- Phần hộp nhựa rỗng hoặc những quả bóng tái chế chuyên dụng trong ngành xây dựng (dùng để thay cho phần bê tông chịu lực của sàn dầm).
- Một tấm thép nằm ở dưới bề mặt của sàn.
- Hệ thanh ziczac.
- Những móc thép dùng để cố định các phần với nhau.
2. Ưu điểm công nghệ sàn phẳng vượt nhịp
So với sàn dầm truyền thống, sàn phẳng bê tông cốt thép được đánh giá là một công nghệ xây dựng tối ưu và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, loại sàn này còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác như:
- Giúp tối ưu không gian: Do không có dầm lộ xuống, sàn phẳng giúp giải phóng không gian, tăng chiều cao của từng tầng và diện tích sử dụng. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí nội thất và kiến trúc linh hoạt hơn.
- Thời gian thi công nhanh chóng: Khi thi công sàn phẳng vượt nhịp, các thợ xây không cần phải chờ bê tông khô cứng và đợi gia công các dầm chịu lực như loại sàn truyền thống. Vì vậy, thời gian để hoàn thiện công tác thi công loại sàn này chỉ cần từ 5-7 ngày tùy theo quy mô của dự án.
- Khả năng chịu lực tốt, giúp giảm tải trọng xuống phần móng: Sàn không dầm được đánh giá cao về khả năng chịu lực hơn so với sàn dầm. Loại sàn này được thiết kế để phân phối tải trọng đều trên toàn bộ bề mặt.
- Thân thiện với môi trường: Phần chính của sàn không dầm được kết cấu từ hộp rỗng hoặc bóng tái chế, giúp giảm đi phần bê tông cần sử dụng ở giữa. Điều này giúp giảm tác động đối với môi trường, đặc biệt là khi xây dựng các công trình có quy mô lớn.
- Khả năng cách âm: Sàn phẳng không dầm còn sở hữu khả năng cách âm và cách nhiệt tốt nhờ có cấu tạo rỗng.
3. Tips thiết kế sàn phẳng không dầm
Thiết kế sàn phẳng là một bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu trước khi tiến hành thi công. Để thiết kế sàn phẳng không dầm một cách hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Xác định mục tiêu thiết kế: Trước hết, bạn cần xác định rõ mục tiêu thiết kế và yêu cầu của không gian cụ thể của dự án. Điều này sẽ giúp bạn xác định được các yếu tố quan trọng cần thiết cho việc thi công sàn phẳng sau này.
- Chọn loại sàn phù hợp: Trước khi thiết kế, bạn cần xác định loại sàn phẳng phù hợp với công trình. Hiện nay, có ba loại sàn phẳng không dầm phổ biến nhất là sàn không dầm dự ứng lực, sàn không dầm nấm đặc và sàn phẳng lõi rỗng.
- Xác định chiều dày sàn: Chiều dày của sàn phụ thuộc vào tải trọng tác động lên sàn, nhịp và khoảng cách giữa các cột, loại sàn và yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Thiết kế sàn đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật: Thiết kế kết cấu của sàn phẳng vượt nhịp cần phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tính an toàn và ổn định.
4. Tips thi công sàn phẳng không dầm
Để thi công sàn phẳng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, đơn vị thi công có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây:
- Tính toán chi tiết và đầy đủ số lượng nguyên vật liệu, số lượng nhân công cần thiết trước khi bắt đầu thi công. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo các nguyên vật liệu sử dụng có chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn.
- Tuân thủ đúng kích thước, số lượng, vị trí và cách liên kết của thép theo bản vẽ thiết kế.
- Cần có sự giám sát thường xuyên để phát hiện kịp thời các thiếu sót và nhầm lẫn có thể gặp phải trong quá trình thi công.
- Sau khi việc thi công hoàn tất, bạn cần kiểm tra tính ổn định của sàn. Đơn vị thực hiện cần đảm bảo rằng sàn có thể chịu được tải trọng mà không gặp phải tình trạng bị võng hoặc nứt. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho mọi người khi sàn được đưa vào sử dụng chính thức.
- Sàn phẳng cần được chăm sóc và bảo dưỡng sau khi đổ bê tông theo đúng quy trình kỹ thuật.
5. Các loại sàn phẳng vượt nhịp
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại sàn phẳng vượt nhịp được sử dụng cho các công trình xây dựng. Mỗi loại sàn đều có những đặc điểm và cách thiết kế, thi công khác nhau. Trong phần này, Tbox sẽ giới thiệu cho bạn hai loại sàn phổ biến là sàn phẳng VRO và sàn phẳng Uboot.
5.1. Sàn phẳng VRO
Sàn phẳng VRO là loại sàn không dầm sử dụng các khối xốp EPS (Expanded Polystyrene) để tạo ra khoảng trống trong sàn, giảm khối lượng bê tông. Ưu điểm nổi bật của loại sàn này là trọng lượng nhẹ, khả năng vượt nhịp lớn, cách âm, cách nhiệt tốt và thi công nhanh chóng.
Tuy nhiên, vì các khối xốp khá nhẹ nên có thể bị xê dịch đi trong quá trình đổ bê tông. Điều này khiến cho đơn vị thi công cần sử dụng thêm nhiều thép để cố định các khối xốp ấy, gây tốn kém nguyên vật liệu.
5.2. Sàn phẳng Uboot
Sàn phẳng Uboot (hay sàn hộp nhựa) là loại sàn không dầm sử dụng các khối hộp làm bằng nhựa PP (Polypropylene) hoặc nhựa Composite. Đây là hai loại nhựa có độ cứng cao hơn so với xốp, do đó khả năng chịu tải trọng của loại sàn này cũng tốt hơn so với sàn phẳng VRO.
Ngoài ra, sàn Uboot cũng có đầy đủ các ưu điểm nổi bật khác của sàn phẳng không dầm. Đặc biệt, loại sàn này còn có thời gian thi công nhanh chóng và dễ kiểm soát hơn sàn phẳng VRO. Nếu so về khả năng cách nhiệt thì sàn hộp lại tốt hơn do vật liệu nhựa khó bắt cháy.
>>>> THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT
Sàn vượt nhịp không dầm là gì ? Hướng dẫn thi công và báo giá thi công sàn vượt nhịp
Sàn hộp nhựa không dầm là gì ? Cấu tạo, ưu nhược điểm và báo giá thiết kế thi công sàn hộp nhựa
Như vậy, bạn đã cùng với Xưởng sản xuất Sàn hộp Châu Âu tìm hiểu chi tiết về khái niệm, ưu nhược điểm cùng với các tips thiết kế và thi công sàn phẳng. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thi công sàn không dầm uy tín và chuyên nghiệp, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline 0968861501 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! Công ty sẽ tư vấn cho bạn loại sàn phù hợp và cung cấp bảng báo giá chi tiết.
Thông tin liên hệ:
Xưởng sản xuất Sàn hộp Châu Âu
- Địa chỉ trụ sở: KCN Thường Tín – H. Thường Tín – Hà Nội
- Website: https://sanhopchauau.vn
- Hotline: 0968861501
- E-mail: sanhopchauau@gmail.com